Sự thay đổi của Phong Thuỷ trong kiến trúc Đô thị hiện đại – www.Tuvithienan.com ( Ấn phẩm đã xuất bản)

     Phong Thuỷ là một thuật ngữ đầy ám ảnh với những ai đã từng nghe và tìm hiểu nó. Là một trong nhưng môn huyền học thật sự lôi cuốn và vi diệu . Lạ thay, khi tiếp cận với phong thuỷ đa phần chúng ta đều hay trải qua những cung bậc cảm xúc lẫn lộn. Ban đầu là một chuỗi những cảm xúc tích cực: tò mò, hứng thú, hy vọng… nhưng càng về sau lại đầy rẫy những sự hoang mang, nghi vấn, đầy rẫy những sự nghi ngờ và chối bỏ. Những cung bậc cảm xúc này không chỉ người biết đến phong thuỷ nói chung gặp phải mà cả những người làm việc trong lĩnh vực liên quan rất nhiều đến nó, Kiến trúc sư.

Vậy căn nguyên là do đâu? Tại sao lại như vậy? 

     Phong thuỷ cổ điển đã ra đời từ hàng ngàn năm trước, xã hội hiện đại đã và đang phát triển một cách chóng mặt theo cấp số nhân. 2019 đã là kỷ nguyên công nghệ 4.0. Phải chăng những lý thuyết phong thuỷ cổ điển còn có nhiều tác dụng?  Hay Phong thuỷ cổ điển đã phải thích nghi và đã tiến hoá lên một tầng cao mới để theo kịp với nền văn minh của loài người mà đa phần chúng ta đều không hề biết đến?

    Trong sự vận động không ngừng của vũ trụ, của sự tiến hoá, của nền văn minh thì những sự lỗi thời và giáo điều không sớm thì muộn sẽ bị loại bỏ hoặc chí ít cũng phải thay đổi, đó là điều rất bình thường của TẠO HOÁ.

     Trong đô thị hiện đại ngày nay, tại các thành phố lớn mật độ dân số và xây dựng quá cao kéo theo không gian và các công trình kiến trúc được xây dựng xen kẹt. Mặt khác, đất thì không đẻ ra thêm được, xu hướng các công trình kiến trúc không phát triển theo chiều ngang được nữa mà bắt buộc phải phát triển theo chiều cao. Sự tương tác giữa các công trình với nhau rất là gần. Trong đô thị có mấy ai còn được nghe tiếng chim hót, có mấy ai còn được ngắm nhìn ánh bình minh ngoài cửa sổ?

Vậy thì, yếu tố hướng trong phong thuỷ cổ điển còn có thể phát tác được hay không khi mà hướng xấu thì được ông hàng xóm phía trước “đỡ đạn”, còn hướng đẹp thì vô tình bị chị hàng xóm kế bên “hứng mất”. Phải chăng lý thuyết “bị chắn” và “được chắn” là những phạm trù mới của phong thuỷ hiện đại? Và nếu còn có tác dụng thì đâu sẽ là ranh giới, đâu sẽ là miền xác định của phong thuỷ hiện đại và phong thuỷ cổ điển? 

     Một khía cạnh nữa chúng ta cần lưu ý đó là Phong thuỷ cổ điển hàng ngàn năm trước không hề có định nghiã về nhà chọc trời, nhà siêu cao tầng. Vậy định nghĩa nhà cao tầng của phong thuỷ cổ điển sẽ là như thế nào đây? Đây cũng là vấn đề đáng để chúng ta phải xem xét! Phải chăng những ông thầy phong thuỷ giáo điều đã quá chủ quan khi “Cài” một phần mềm lỗi thời trên một chiếc “Iphone 12 Pro Max”. Liệu nó có “Chạy” được không? Hoặc có chạy thì liệu có đảm bảo hiệu năng tối đa hay không? 

     Đây cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều kiến trúc sư nổi cáu, phát điên và phải bỏ nghề vì phải làm thợ vẽ cho những Thầy phong thuỷ giáo điều mà không hiểu vì sao lại thế? Người dân thì hoang mang và lo lắng vì bị đưa từ hết chỗ hoang mang này đến chỗ hoang mang khác và chủ nhà thì luôn đề cao thầy Phong Thuỷ hơn cả Kiến trúc sư! Vậy giải pháp của chúng ta là gì đây? 

 Trước tiên, chúng ta phải tỉnh táo để nhận ra và tôn trọng những tri thức cốt lõi và  luôn giữ cho mình thật sự tỉnh táo và luôn có sự sáng suốt trong tư duy để có được những quyết định phù hợp và xứng đáng nhất. Thứ hai, các Kiến trúc sư nên trang bị và nên có những hiểu biết cơ bản về phong thuỷ để không còn gặp phải những tình huống dở khóc dở cười. Và tốt hơn cả, Khi mà Kiến trúc sư và Thầy phong thuỷ có chung một tiếng nói, cùng nhau giải quyết vấn đề và thiết kế phong thuỷ khi nào đó lại là một bộ môn bắt buộc trong quy trình thiết kế công trình. Khi đó, há kết quả sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều? 

Tử Vi Thiên ÂnHotline: 0388890008 – 0966326638 (ZALO, SMS,IMESS) .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *